Gối chống trào ngược không còn gì xa lạ đối với các bà mẹ, tuy nhiên để lựa chọn được loại gối chống trào đúng như nhu cầu của mình và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé là một vấn đề không hề đơn giản đúng không nào?
Vậy để giúp các bà mẹ dễ bỉm có thêm thông tin để có thể dễ dàng lựa chọn đâu là loại gối chống trào tốt nhất dành cho bé yêu của mình, Jan Kids sẽ chia sẻ ưu nhược điểm của từng kiểu thiết gối chống trào nhé!
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC KIỂU THIẾT KẾ GỐI CHỐNG TRÀO
GỐI CHỐNG TRÀO NGƯỢC DẠNG THOẢI KHÔNG CHẶN
Đây là kiểu thiết kế đơn giản và được lựa chọn khá nhiều bởi các bà mẹ bởi sự gọn nhẹ của gối. Gối thường có độ dốc từ 11-15 độ, cấu tạo 2 lớp gồm có ruột và vỏ gối.
Ưu điểm của gối này chính là sự gọn và nhẹ vì thế mà gối rất tiện lợi để mang đi, gối khá mát và thoáng khí.
Tuy nhiên, bên cạnh đó với thiết kế này gối cũng có 1 số nhược điểm như: bé sẽ dễ bị trượt ra khỏi gối hoặc bị nghiêng qua 2 bên (nếu gối không có chèn và chặn), với độ nghiêng từ 11-15 độ sẽ không thích hợp với những bé có độ trớ cao.
GỐI CHỐNG TRÀO NGƯỢC CHỮ U – CHỮ C
Một loại gối với kiểu dáng thiết kế không hề xa lạ với người lớn và trẻ em. Gối chống trào ngược chữ U, chữ C có thiết kế đúng như tên gọi của gối. Gối khá đa dạng về mẫu mã và có giá bán không quá đắt tiền, phù hợp với túi tiền của đa số các bà mẹ.
Bên cạnh công dụng hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ, gối còn khá hữu dụng cho các bà mẹ khi cho bé bú sữa mẹ, sử dụng như ghế tập ngồi cho bé trong giai đoạn từ 4-6 tháng, giữ bé không bị nghiêng sang 2 bên trong quá trình tập lẫy. Với thiết kế của gối có thể dễ dàng di chuyển bởi sự gọn nhẹ mà gối mang lại
Tuy nhiên gối cũng có 1 số điểm cần lưu ý khi chọn mua đó là: vì thiết kế chữ U (chữ C) sẽ khiến bé bị cong phần lưng, ảnh hưởng đến xương sống và cổ của bé, không thích hợp khi bé lớn hơn và gối khá nóng nếu cho bé sử dụng lâu.
GỐI CHỐNG TRÀO NGƯỢC CÓ THIẾT KẾ NHƯ MỘT ĐỆM NGỦ
Đây là kiểu thiết kế có thể nói là 1 sự kết hợp độc đáo từ đệm ngủ cho bé kết hợp với chức năng chống trào. Gối chống trào ngược như đệm ngủ có giá thành cũng khá cao so với những kiểu thiết kế dạng thoải hay chữ U, chữ C. Gối có cấu tạo như 1 đệm ngủ và có kèm thêm đai ôm sát cơ thể trẻ nhỏ (tùy sản phẩm), có phần lõm và phần nghiêng giúp gối có thể thực hiện chức năng chống trào.
Ưu điểm của đệm ngủ này đó chính là định hình tư thế nằm của bé sao cho tốt nhất, hỗ trợ quá trình phát triển cơ thể và xương của trẻ. Bên cạnh đó gối giúp cho các bà mẹ yên tâm hơn khi đặt con mình vào đệm ngủ mà không lo bé bị rượt ra khỏi gối hay nghiêng sang 2 bên.
Tuy nhiên gối không thích hợp với những bé có cơ thể to hơn và khi bé lớn gối sẽ không còn phù hợp nữa.
GỐI CHỐNG TRÀO NGƯỢC DẠNG TRÒN
Với thiết kế dạng tròn có phần lõm ở giữa giúp bé không bị trượt khỏi gối và phần đầu được nâng cao nhằm thực hiện chức năng chống trào. Gối có độ nghiêng tùy theo hãng sản xuất từ 15-30 độ.
Gối thường có cấu tạo 2 phần, ruột gối và vỏ gối. Đối với 1 số sản phẩm ruột gối sẽ có khóa kéo giúp các bà mẹ có thể lấy bông ra và điều chỉnh độ nghiêng của gối theo nhu cầu và một số loại được thiết kế không thể tháo rời ruột và vỏ gối.
Đối với kiểu thiết kế của gối chống trào ngược dạng tròn này sẽ đem lại cho chúng ta một số ưu điểm như: bé sẽ không bị trượt hay nghiêng giúp định hình sự phát triển xương của bé, giúp bé có thể thoái mái nằm chơi ăn ăn bú và hỗ trợ trong suốt quá trình đánh dấu từng sự phát triển của trẻ từ 0-36 tháng tuổi như: bú mẹ, lật, ngồi,…
Gối không phù hợp khi sử dụng gối cho trẻ bú mẹ.
Kết luận:
Với những thông tin trên, Jan Kids hi vọng phần nào giúp các bà mẹ có cách nhìn tổng quan hơn về các kiểu dáng gối chống trào, ưu nhược điểm mà các loại gối này mang lại.
Tuy nhiên cần có 1 số lưu ý như sau khi chọn lựa gối cho bé yêu của mình:
– Chất liệu của vỏ gối có thoáng mát không, gối có khả năng ngăn thấm nước và có kháng khuẩn không, bên cạnh đó dây kéo có thiết kế an toàn cho làn da mỏng manh của bé hay không. Vỏ gối có thể lấy ra để giặt giũ hay vệ sinh không,…
– Ruột gối cũng quan trọng không kém, vỏ ruột gối có khả năng chống thấm hay không, gòn trong ruột gối có êm ái và kháng khuẩn không.
– Độ nghiêng của gối phù hợp với độ nôn trớ của trẻ hay không
– Và cuối cùng là có một số kiểu thiết kế không phù hợp với những trẻ nhẹ cân hoặc sinh non.
BẠN CÓ THỂ XEM THÊM:
MẸO KHI CHỌN MUA GỐI CHỐNG TRÀO
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG GỐI CHỐNG TRÀO CHO BÉ