Trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày ở trẻ hay còn gọi là nôn, trớ, ọc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu con của bạn chỉ bị trào ngược sinh lý thì đây chỉ là hiện tượng nhất thời trong giai đoạn đầu đời của bé và nó sẽ tự khỏi dần khi bé lớn lên. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nôn trớ và khiến bé dễ chịu hơn.
ĐỐI VỚI TRẺ BÚ SỮA
– Với trẻ bú sữa mẹ: khi mẹ cho bé bú sữa nên cho trẻ bú bên trái trước, sau đó, mẹ chuyển bé bú vú bên phải, với cách sữa dễ dàng đi xuống, này sẽ hạn chế được tình trạng ọc sữa ở trẻ.
– Với trẻ bú bình: Khi bé bú bình, luôn giữ cho bình sữa hơi nghiêng về đầu núm vú cao su, không nên đặt bình sữa nằm ngang để tránh tình trạng bé bú hơi trong bình.
Lưu ý không nên cho bé bú lúc bé đang quấy khóc vì bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Khi trẻ bú xong, nên bế trẻ lên theo tư thế thẳng trong khoảng 15 – 20 phút. Cha mẹ giúp bé ợ hơi bằng cách đặt ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng của bé. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng phía bên trái, kê gối hơi cao. Không cho bé bú nằm, không đặt bé nằm ngay sau khi bú, không đùa giỡn, đưa bé lên xuống sau khi bú.
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ, các mẹ nên chia nhỏ (lượng sữa, thức ăn) bữa ăn thành nhiều lần. Không nên cho trẻ bú quá lâu, bú nhiều, ăn nhiều. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú của trẻ là 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ. Cố gắng đảm bảo lượng sữa, thức ăn trong ngày của trẻ.
ĐỐI VỚI TRẺ ĂN DẶM
Bố mẹ cần cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn tốt nhất nên cách nhau từ 1.5 – 2 giờ/lần. Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ăn chứa chất béo, thường xuyên vỗ nhẹ bé trong quá trình ăn để tránh bé bị ọc sữa.
Trường hợp nếu trẻ nhạy cảm với protein, bạn nên chọn sữa công thức protein phân hủy, hạn chế hiện tượng không dung nạp lactose ở trẻ. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ bú quá nhiều mỗi lần hoặc ăn thức ăn quá đặc sẽ gây ra hiện tượng táo bón, giảm hấp thu hàm lượng canxi trong sữa.
KÊ CAO ĐẦU KHI BÉ NGỦ
Sau khi cho bú, mẹ bế trẻ lên theo tư thế thẳng từ 15 – 20 phút. Nếu bé buồn ngủ, mẹ kê đầu bé cao hơn phần thân một tí. Đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao hoặc đặt bé vào gối chống trào ngược để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ.