TRẺ SƠ SINH BỊ NÔN RA CẶN SỮA CÓ SAO KHÔNG?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thức ăn từ dạ dày trở lại miệng hay bị trào ra ngoài miệng là hiện tượng thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì dạ dày trẻ còn nằm ngang nên dễ xảy ra hiện tượng ọc sữa.

Hiện tượng ọc sữa sinh lý được xem là bình thường là khi ọc sữa không kèm theo biểu hiện bất thường như: nôn ra máu, sốt, khó nuốt, lười ăn, ho sặc,… Hiện tượng này sẽ được cải thiện khi bé lớn lên.

Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ:

Vì dạ dày của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện, nên việc cho bé bú/ ăn quá no, cho bé nằm ngay sau khi ăn, bú, hay cho ăn bú không đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng nôn trớ sau khi ăn. Bên cạnh đó, 1 số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt lưu ý hơn, bạn có thể xem tại đây.

nguyen-nhan-non-tro-o-tre

Cách xử lý khi bé bị nôn ra cặn sữa

Trẻ bị nôn trớ ra nhiều cặn sữa hay sữa vón cục nguyên nhân là do sữa đang được tiêu hóa trong dạ dày kèm theo dịch tiêu hóa trong dạ dày bị trào ra ngoài, nên bạn sẽ thấy sữa bị vón cục kèm theo dịch nhớt.

Khi bé bị nôn trớ ra sữa bị vón cục hoặc cặn sữa, bạn cần xử lý như sau:

Nghiêng trẻ qua 1 bên để để sữa ra ngoài theo khóe miêng, tránh sữa tràn vào mũi hay phổi. Đặc biệt không nên bế thốc trẻ lên.

Dùng khăn mềm hay băng gạc sạch lau sạch chất nôn theo thứ tự vùng miệng, họng và mũi bằng nước ấm và sau đó thay đồ mới cho trẻ.

Không nên cho bé bú ngay sau khi bé vừa nôn xong.

Bạn có thể xem thêm Cách Chữa Nôn Trớ Cho Trẻ Sơ Sinh tại đây để tìm hiểu thêm về những cách xử lý khi con bạn nôn trớ.

Ngoài ra, để hạn chế việc trào ngược ở bé, bạn hãy tìm hiểu Gối chống trào ngược Jan Kids hạn chế chống trào hiệu quả, với độ nghiêng lý tưởng giúp hỗ trợ tốt nhất quá trình hạn chế việc trào ngược khi bé bú sữa và sau khi bú no.