Hiện tượng nôn trớ ở trẻ xảy ra thường xuyên không chỉ khiến bé mệt mỏi, kén ăn mà các ông bố bà mẹ thậm chí các thành viên trong gia đình cảm thấy áp lực. phiền toái. Để có thể xử lý được tình trạng nôn trớ ở trẻ, cùng với Jan Kids tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại dẫn đến hiện tượng này nhé.
Theo các bác sĩ Nhi khoa cho biết, nguyên nhân trẻ bị nôn trớ là do:
1. Có vấn đề về dạ dày:
Nếu trẻ bất chợt có những dấu hiệu như ôn ói kéo dài hay tiêu chảy, phân có lẫn máu quá 2 ngày thì rất có thể bé đang bị viêm dạ dày ruột. Tình trạng này sẽ khiến bé bị mất nước, quấy khóc, ngủ li bì và nhiều triệu chứng khác nguy hiểm hơn. Hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để được sự tư vấn và chữa trị kịp thời từ bác sĩ.
2. Trào ngược dạ dày:
Ở trẻ nhỏ cơ quan tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và còn non nớt vì vậy khi bé tiêu thụ một lượng thức ăn lớn sẽ khiến cho dạ dày bi đầy dẫn đến việc thức ăn và acid dạ dày có thể chảy ngược lại ống dẫn thực quản của bé.
Nếu hiện tượng trào ngược chí có 1 ít thức ăn hay sữa sau khi ăn mà bé vẫn khỏe mạnh, không khó chịu thì việc này không đáng lo ngại, bố mẹ có thể sử dụng gối chống trào ngược cho bé sau khi ăn để hạn chế tình trạng nôn trớ của con sau khi ăn. Nếu trường hợp bé thường xuyên bị nôn trớ, quấy khóc, ho nhiều và lo sợ khi được cho ăn thì điều đó rất nguy hiểm. Lúc này bố mẹ cần đem bé đến bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp điều trị đúng cách cho bé.
3. Bị bệnh hoặc nhiễm trùng:
Nếu bé bị nôn trớ đi kèm với các triệu chứng như: nóng sốt, quấy khóc, bỏ ăn/ bỏ bú, thở mệt mỏi, ít vận động, tiêu chảy, ho, nghẹt mũi, phát ban,… Với những dấu hiệu trên bố mẹ không nên lơ là mà hãy lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ.
4. Hẹp môn vị:
Hẹp môn vị là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, hẹp môn vị sẽ khiến bé bị nôn sữa trong vòng 30 phút sau khi ăn, tuy nhiên sau khi nôn ói bé sẽ muốn ăn ngay sau đó. Hẹp môn vị sẽ khiến trẻ bị mất nước, ít hoạt động, bé dễ cáu kỉnh, ít đi tiểu và bị giảm cân. Nếu có những dấu hiệu trên, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị ngay lập tức.