Cách chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, sữa sẽ trào ngược từ dạ dày lên miệng sau khi bé bú no hay vặn mình. Hiện tượng này tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Hãy cùng Jan Kids bỏ túi 1 ít mẹo nhỏ để chữa nôn trớ cho con yêu của bạn nhé.

Cho bé bú đúng cách:

– Để giảm tình trạng nôn trớ ở bé việc đầu tiên mà các mẹ cần làm đó là cho bé bú sữa đúng cách, hãy cho bé bú bên trái trước, sau khi bú xong bên trái thì cho bé bú tiếp bên phải . Với thứ tự bú như thế này sẽ giúp sữa dễ dàng xuống dạ dày mà không bị trào ngược.

– Không nên cho bé bú quá lâu hoặc quá nhiều, điều này sẽ khiến dạ dày bé quá căng hoặc bé sẽ dễ bị nghiền vú. Tốt nhất là cho bé bú hoặc ăn thành nhiều cữ, cách nhau từ 2-4 tiếng.

– Mẹ cũng nên chú ý giữ bình sữa hơi nghiêng sao cho núm vú của bình được đầy sữa, tránh tình trạng bé nuốt không khí dễ gây hiện tiện trào ngược sau khi bú.

– Không nên cho bé bú khi khóc hay cười nhiều sẽ khiến bé dễ bị sặc sữa

– Sau khi bé bú xong, đừng vội cho con nằm ngay mà hãy bế bé thẳng lên, áp ngực bé tựa vào ngực mẹ, mặt bé kê lên vai mẹ rồi nhẹ nhàng vỗ lưng đến khi bé ợ hơi. Sau đó hãy nhẹ nhàng đặt con lên gối được kê hơi cao hoặc đặt con nằm lên gối chống trào ngược để con được nghỉ ngơi.

– Tránh rung lắc, đùa giỡn hay quăng chụp sau khi con vừa bú xong.

meo-chua-non-tro-o-tre-jan-kids

Cách xử lý khi bé bị nôn trớ:

– Khi bé bị nôn hãy bế bé lên hoặc nghiêng đầu con sang một bên để con không bị sặc

– Sau đó làm sạch cho con bằng cách quấn băng gạc vào ngón tay và thấm hết chất nôn trong miệng trẻ theo thứ tự miệng trước, họng và sau đó đến mũi.

– Đừng quên vỗ nhẹ vào lưng con để trấn an bé

– Dùng nước ấm lau người bé sạch sẽ, thay quần áo sạch cho trẻ

– Khi bé đã ngừng nôn trớ và bình tĩnh trở lại, hãy cho con uống một ít nước ấm và dỗ cho bé ngủ.

– Hãy theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo và đừng tự ý cho con uống bất kỳ loại thuốc chống nôn nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu tình trạng nôn trớ kéo dài thậm chí có những triệu chứng kèm theo như: ho sặc, dấu hiệu mất nước, sốt cao, khó thở, co giật, tiêu chảy, xanh xao không hoạt bát,… hãy đưa con đến bác sĩ ngay lập tức nhé.