CÓ NÊN SỬ DỤNG GỐI CHỐNG TRÀO NGƯỢC CHO TRẺ NHỎ KHÔNG?

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ là vấn đề không hề xa lạ đối với các ông bố bà mẹ. Tuy ai cũng biết rằng tình trạng này sẽ giảm dần và tự biến mất khi trẻ lớn lên nhưng nếu không được sự quan tâm và chăm sóc của phụ huynh tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Để hạn chế cũng như ngăn chặn nôn, trớ, hay ọc sữa ở trẻ nhỏ thì các bà mẹ sau khi cho con ăn, bú thường phải bế bé theo tư thế thằng đứng từ 15-30 phút và kê cao đầu cho bé sau khi đặt bé nằm xuống. Và để giúp các bà mẹ ông bố đỡ được phần nào quá trình này thì gối chống trào là một sản phẩm rất hữu ích dành cho mẹ và bé.

trao-nguoc-da-day-o-tre

Vậy thì có nên sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ nhỏ không?

Câu trả lời ở đây là CÓ.

Gối chống trào ngược là gì?

Đây là loại gối được thiết kế đặc biệt với độ nghiêng từ 12-30 độ, bên cạnh việc hạn chế quá trình trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, gối còn có những chức năng hỗ trợ khác như: hỗ trợ mẹ trong khi cho con ăn, bú, cố định tư thế nằm và định hình xương sống cho bé, hỗ trợ cho bé trong quá trình tập lẫy, ngồi,… tùy theo từng kiểu dáng của gối.

Có nên sử dụng gối chống trào cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên sử dụng gối chống trào cho trẻ sơ sinh hay không?

Bạn có thể sử dụng gối chống trào ngược cho con yêu của bạn nếu bé gặp phải vấn đề trào ngược thức ăn.

Tuy nhiên có một số lưu ý trong quá trình sử dụng gối chống trào ngược cho bé để gối phát huy được hết tác dụng của nó như:

• Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi bé sinh non, thiếu ký
• Không nên để bé ngủ trên gối quá lâu, gối thích hợp cho những giấc ngủ ngắn của trẻ
• Luôn quan sát bé khi đặt bé nằm trên gối chống trào
• Thường xuyên vệ sinh gối sạch sẽ
• Tránh giặt gối bằng chất tẩy rửa.

Bên cạnh đó để hạn chế việc trào ngược ở bé, bạn có thể làm theo những cách sau:

• Cho bé ăn, bú đúng tư thế
• Chia nhỏ lượng thức ăn và bữa ăn của bé
• Bế bé theo tư thế thằng đứng sau và tránh rung lắc hoặc giỡn sau khi bé ăn xong

Bạn có thể tham khảo thêm Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược tại đây

Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu như bé có các triệu chứng sau:

• Trẻ sơ sinh không tăng cân.
• Khó ngủ hoặc giấc ngủ hay bị gián đoạn.
• Bé bị đau đớn sau khi ăn.
• Bé không muốn ăn uống.
• Ho và nghẹt mũi thường xuyên ngay cả khi không có bệnh.
• Có máu trong phân.
• Bé bị khó thở, ho mãn tính.
• Tỷ lệ nôn trớ của bé quá nhiều và diễn ra thường xuyên.
• Chất nôn có màu máu hoặc giống bã café.
• Bị kích thích bất thường sau khi ăn.
• Đến 6 tháng bé mới bắt đầu bị trào ngược và sau 18 tháng bé vẫn bị trào ngược.

Bạn có thể xem thêm Hướng dẫn sử dụng gối chống trào tại đây