07 Lý do con không nghe lời bố mẹ

Trẻ em lúc nào cũng đáng yêu, trong sáng, hồn nhiên tuy nhiên không phải lúc nào những thiên thần nhí này lúc nào cũng dễ thương cho bạn nhờ, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc vô cùng mệt mỏi hay bất lực khi bé trở nên bướng bỉnh hay không nghe lời bạn.
Thay vì chán nản và nghĩ “biết vậy ngày xưa đẻ quả trứng ăn sướng hơn” thì khoan đã nào, bạn hãy thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao con không nghe lời bố mẹ và tìm cách khắc phục nào!

vi-sao-con-khong-nghe-loi-ban

1. Trẻ đang tập trung vào một thứ khác hoặc bị phân tâm

Nguyên nhân đầu tiên mà ta cũng thường hay bắt gặp đó là đang tập trung vào một thứ gì đó, chẳng hạn như xem hoạt hình, chơi đồ chơi, trò chuyện với búp bê,… đây là một điều bình thường bởi người lớn chúng ta đôi khi cũng tập trung cao độ và phớt lờ mọi thứ xug quanh, khi đó bạn cần đến gần, nhìn con vầ nói chuyện trực tiếp với con.
Bên cạnh đó, trẻ cũng rất hay bị phân tâm bởi những thứ xung quanh bởi trẻ nhỏ dễ mất tập trung, khi ấy bạn hãy để trẻ nhìn bạn rồi hãy trò chuyện với con, bạn cũng có thể chạm tay lên vai con, xoay mặt con đối mặt với bạn hay nhẹ nhàng lấy hai tay ôm mặt con.

2. Bạn không lắng nghe khi con nói

Cha mẹ cũng là tấm gương phản chiếu của con trẻ vì thế mà trẻ con thường hay bắt chước hành động của người lớn. Bạn không nên ngạc nhiên khi bé không lắng nghe những gì bạn nói bởi vì khi bé trò chuyện với bạn, bạn cũng không chú ý đến con. Vì thế, hãy thể hiện cho con thấy bạn luôn lắng nghe những người khác, trong đó có con.

3. Bạn la mắng, gây áp lực

Khi sống cùng một người suốt ngày la mắng bạn có mệt mỏi không? Con cũng thế. Đôi khi chúng ta không có ý la mắng hay chỉ trích, tra hỏi con nhưng những câu nói có thể gây cho trẻ sự hiểu lầm. Hoặc một lời nói với một âm lượng “hơi cao” cũng làm con cảm thấy sợ hãi. Vì vậy hãy thật cẩn thận lời nói khi nói chuyện với con và “điều chỉnh” âm lượng trở nên thật nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy thoải mái khi được trò chuyện cùng bạn.

con-khong-nghe-loi-bo-me

4. Bạn nói quá nhiều

Nguyên tắc 10 giây tức là bạn nên chỉ nói những gì bạn muốn với con trong ít hơn 10 giây, nếu không bạn có thể nói quá nhiều và chỉ phí thời gian, khi sự chú ý của con bạn không kéo dài.
Cũng vậy, cần nói rõ ràng điều bạn muốn với con bằng câu thông báo, ví dụ: “Ben à, nhớ dọn dẹp đồ chơi trước khi đi ngủ nhé”, “Ăn hết phần cơm của con nào”,…

Hãy chắc chắn rằng câu thông báo của bạn phù hợp với độ tuổi và khả năng hiểu của con.

5. Bạn không thiết lập hậu quả

Nếu như bạn nhận thấy rằng bé đã nghe lời nói của bạn và đưa ra những hướng dẫn phù hợp với khả năng nghe hiểu của bé nhưng bé vẫn không nghe lời, lúc này bạn cần cho con thấy hậu quả của việc đó.

Ví dụ như bạn yêu cầu con hãy ăn xong rồi mới được đi công viên chơi, nhưng bé nài nỉ và vẫn không làm theo, bạn cần cho bé biết rằng nếu không ăn hết sẽ không được đi chơi. Bạn cần giữ thái độ kiêng quyết chứ không nên mềm mỏng rằng bạn sẽ bỏ qua lần này,…

Hãy để cho con chú ý lời nói của bạn và nghe theo, nếu con không nghe theo, bạn hãy áp dụng hệ quả.

6. Bạn và con có vấn đề chưa giải quyết với nhau

Nếu như bạn đã áp dụng hết các cách trên mà con vẫn không nghe lời bạn, vậy bạn hãy suy nghĩ xem rằng giữa bạn và bé có vấn đề nào chưa giải quyết không, con không nghe lời bạn có thể là vì bé muốn được sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng từ bạn.

vi-sao-con-khong-ngoan

7. Bé có bệnh lý

Nếu con bạn có vẻ có vấn đề về lắng nghe và việc này lặp đi lặp lại, nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bé có thể gặp vấn đề về khả năng nghe hoặc một bệnh lý khác.